Trĩ là một bệnh lý mặc dù không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Mà mỗi người sẽ tiến triển bệnh trĩ ở nhiều cấp độ khác nhau, điều cần thiết là bệnh nhân cần nên nắm rõ và nhận biết các giai đoạn của bệnh trĩ để từ đó lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhằm giải quyết bệnh tình của bản thân.
Nhận Biết Các Giai Đoạn Của Bệnh Trĩ
Chắc hẳn mọi người không cảm thấy xa lạ với bệnh trĩ, tình trạng này xảy ra khi đám rối tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc của trực tràng, hậu môn to bất thường.
Chúng sẽ hình thành nên búi trĩ và gây chảy máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện, tạo cảm giác đau đớn khó chịu, gây viêm nhiễm nghiêm trọng,… Nặng hơn nếu búi trĩ sa ra ngoài dễ bị nghẹt, cọ xát gây đau đớn, viêm nhiễm và các biến chứng khác.
Trên thực tế, bệnh trĩ phát triển qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng khác nhau, dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Nếu phát hiện và chữa bệnh càng sớm, khả năng bình phục của bệnh nhân sẽ càng cao, đồng thời cuộc sống sinh hoạt cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Trĩ cấp độ 1
Số lượng bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 chiếm tỷ lệ tương đối cao, do các búi trĩ mới hình thành nên kích thước còn nhỏ và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân.
.jpg)
Nhận Biết Các Giai Đoạn Của Bệnh Trĩ
Do các triệu chứng trong giai đoạn này không quá nghiêm trọng, chính vì thế chúng ta hay chủ quan và bỏ qua việc theo dõi. Thông thường, bệnh nhân trĩ độ 1 sẽ thấy triệu chứng như: thường không có lẫn máu khi đi đại tiện, Chỉ thấy căng tức, đau hậu môn khi đi đại tiện.
Trĩ độ 2
Sang tới giai đoạn 2, các triệu chứng bệnh dần trở nên rõ ràng hơn, cụ thể búi trĩ phát triển với kích thước lớn và có xu hướng lòi ra bên ngoài và có thể tự co vào lại được. Điều này khiến hậu môn trở nên sưng tấy và gây đau, khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu,…
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm hậu môn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. So với trĩ độ 1, bước sang giai đoạn 2, hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trĩ cấp độ 3
Trĩ độ 3 là giai đoạn bệnh chuyển biến và tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm nhận rõ ràng cơn đau, khó chịu ở hậu môn do sưng viêm. Không chỉ khi ngồi hoặc đi đại tiện, chúng ta còn phải đối mặt với cơn đau ngay cả khi sinh hoạt, vận động hàng ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn này búi trĩ phát triển khá lớn và chúng bị đẩy ra bên ngoài rất dễ dàng.

Trĩ cấp độ 3
Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện cũng khá nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân thấy ngứa rát liên tục ở các búi trĩ. Nguyên nhân là do phân, dịch nhầy và máu bám vào búi trĩ và gây viêm nhiễm nặng.
Trĩ cấp độ 4
Trĩ độ 4 là giai đoạn bệnh nặng nhất. Lúc này, tình trạng sa búi trĩ xảy ra thường xuyên, kể cả khi bạn hắt hơi, ho hay vận động nhẹ và chúng ta rất khó có thể nhét chúng vào. Điều này dẫn tới nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, đau rát ở khu vực hậu môn. Nghiêm trọng hơn, nhiều người phải đối mặt với các triệu chứng như: nứt kẽ hậu môn hoặc hoại tử,…
Các Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Trĩ Theo Từng Giai Đoạn
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của trĩ, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, đánh giá tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Với mỗi giai đoạn mắc bệnh trĩ có thể được áp dụng điều trị với những phương pháp như:
◆ Trĩ cấp độ 1 và 2
Nếu bị bệnh trĩ cấp độ 1 hay 2, bạn cần tập trung vào điều trị nguyên nhân gây trĩ, búi trĩ có thể từ từ biến mất. Búi trĩ hình thành do áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn, gây ra bởi tình trạng lặp lại của táo bón, rặn quá mạnh, đứng nhiều, ngồi lâu liên tục, hoạt động nặng cần gồng ổ bụng, thừa cân, mang thai. Tiêu chảy mạn tính, thói quen ngồi lâu trên bồn vệ sinh cũng có thể gây bệnh trĩ.
Do đó, khi mới phát hiện bệnh, bạn có thể thử thay đổi những thói quen kể trên. Nên cải thiện bệnh táo bón, làm mềm phân bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh (tốt hơn dùng chất xơ bổ sung), uống đủ nước, đi vệ sinh ngay khi thấy có nhu cầu.
Nếu tình trạng vẫn không cải thiện hoặc có thêm bất thường, cần gặp bác sĩ để loại trừ những căn bệnh nguy hiểm như chảy máu trong ruột, polyp trực tràng, ung thư trực tràng…
◆ Trĩ cấp độ 3 và 4
Ở cấp độ nặng hơn, búi trĩ thường xuyên bị cọ xát gây kích ứng, viêm, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc uống, đôi khi kết hợp với kem bôi ngoài, chủ yếu để giảm đau, kháng viêm.

Các Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Trĩ Theo Từng Giai Đoạn
Việc ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày cũng giúp cải thiện triệu chứng rất tốt. Cần chú ý giữ vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước, xà phòng để rửa và dùng khăn hay giấy mềm thấm khô ráo. Tránh lau xát mạnh khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
Trĩ giai đoạn nặng không thể tự biến mất mà cần đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa như chích xơ mạch máu, khâu triệt mạch bằng siêu âm Doppler (THD), thắt dây thun, phương pháp Longo… Không giống các cách truyền thống tác động trực tiếp vào búi trĩ, những phương pháp này ít xâm lấn hơn, hạn chế gây đau và giúp vết thương mau lành.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện khám và chữa bệnh trĩ mà người dân có thể tới thăm khám. Song, tốt nhất, bạn nên đến các Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng có thể xảy ra.
Đặc biệt, phòng khám đã trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại tiên tiến sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hỗ trợ, rút ngắn thời gian lưu viện cũng như tiết kiệm chi phí tối đa cho bệnh nhân.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. Để tình trạng bệnh không diễn biến xấu đi, chúng ta nên theo dõi và điều trị tích cực ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hay muốn đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ tới HOTLINE 0225 369 9999 hoặc đơn giản hơn là click vào KHUNG CHAT ngay bên dưới, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn.